Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Tản Đà
- Chi tiết
- Được đăng: Thứ ba, 03 Tháng 3 2020 07:55
- Viết bởi Admin4
- Lượt xem: 13278
Tản Đà là một nhà thơ, nhà văn và đồng thời cũng là một nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông còn được biết đến với tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Sở dĩ ông sử dụng bút danh Tản Đà là vì đó là chữ kết hợp giữa núi Tản Viên và sông Đà của quê hương ông. Với tư tưởng tiến bộ, cá tính và tứ thơ lãng mạn ông được đánh giá chính là một người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới.
Tiểu sử nhà thơ Tản Đà
– Tản Đà sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây và nay là huyện Ba Vì, Hà Nội. Gia đình ông thuộc dòng dõi quyền quý và có khoa bảng. Và tổ tiên trước đây cũng có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.
– Tuy nhiên sau đó khi Gia Long lên ngôi dòng họ này thề sẽ không đi thi làm quan. Tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn nên khi tới đời của cha ông tức là Nguyễn Danh Kế nên đành phải có lỗi với tổ tiên, Cha ông đi thi và làm quan cho triều Nguyễn và từng giữ đến chức Ngự sử trong Kinh và là người rất nổi tiếng.
Cùng du lịch các khu chợ nổi tiếng ở Hà Nội bằng xe buýt 55
– Là một người phong lưu nên cha ông thường lui tới làm khách quen của bà Lưu Thị Hiền. Đây là một đào hát tài sắc ở Nam Định. Sau đó đã lấy bà về làm lẽ khi ông làm tri phủ Xuân Trường (Nam Định). Bà cũng chính là người có tài hát hay và làm thơ nôm và Tản Đà là con út của cuộc lương duyên này.
– Trong số các người con , thì có người anh ruột cùng cha khác mẹ là Nguyễn Tái Tích. Đây là người có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời của ông. Từ nhỏ đã sống cùng anh nên cũng nhiều lần phải di chuyển tới những nơi ông Tích được bổ nhiệm.
Xem thêm: Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Tú Mỡ
Thời thiếu niên của Tản Đà
+ Cuộc đời của Tản Đà có nhiều biến cố. Năm 3 tuổi cha mất sau đó cuộc sống gia đình trở nên lúng túng. Do bất hòa với chồng nên mẹ ông đã trở lại làm nghề ca xướng và sau này chị cũng đã theo mẹ làm nghề đó. Đó cũng chính là những dấu ấn khó phai trong cuộc đời của ông.
+ Từ nhỏ ông đã được giáo dục theo tư tưởng và khoa cử Nho giáo. Ông học rất giỏi, rất thích làm văn và cũng được anh hết lòng chỉ dẫn nên thông thạo văn chương. Và tại thời điểm đó ông có một số sáng tác được đánh giá rất cao.
+ Khi mới 15 tuổi ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây. Và cũng có thể nói rằng ông đã dành phần lớn cuộc đời niên thiếu của mình cho chuyện thi cử. Đến năm 19 tuổi ông mới cảm nhận được tình yêu khi có sự rung cảm tình ái với con gái nhà tư tưởng Đỗ Thận. Sau này ông lại yêu con gái của tri phủ huyện Vĩnh Tường. Các mối tình này đều không được hồi đáp.
+ Những năm tiếp theo ông tiếp tục theo con đường khoa của tuy nhiên đã trượt rất nhiều lần. Sau này ông dã kết giao với nhà tư sản Bạch Thái Bưởi. Lúc này ông đa tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi và có được nhiều sáng tác xuất sắc trong giai đoạn này. Sau đó năm 1915 ông lấy bà Nguyễn Thị Tùng là con gái ông Nguyễn Mạnh Hương và trở thành anh em cọc chèo với nhà văn Phan Khôi. Đến năm 1916 ông lấy bút danh Tản Đà.
Thời kỳ thành công
+ Từ năm 1915 đến năm 1926 được đánh giá là những năm thành công nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà. Khi đó ông đã xuất bản tập Khối tình con I rất nổi tiếng và sau đó là cuốn “Giấc mộng con” và một số vở tuồng người cá, Tây Thi…
Top 10 ĐỊA CHỈ XEM BÓI CHUẨN Hà Nội năm 2020
+ Vào năm 1917 Nam Phong tạp chí được ra đời do Phạm Quỳnh sáng lập và bài của Tản Đà có mặt trên tạp chí này từ số đầu tiên. Sau đó cũng có giai đoạn Giấc mộng con của Tản Đà bị phê phán nên ông đã thôi cộng tác với báo. Trong những năm tiếp theo ông đã tích cực sáng tác văn chương và được đánh giá rất cao.
+ Đến năm 1922 Tản Đà thành lập Tản Đà thư điếm là nhà xuất bản riêng của ông. Tại đây ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay để đời và xuất bản chúng để đến gần hơn với độc giả. Ngoài ra thư cục này cũng dã xuất bản một số tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật.
+ Sau này khi Hữu Thanh Tạp chí bị đình bản và ông đã cho ra đời An Nam Tạp chí. Đây là tờ báo mà ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình để cống hiến nhưng đó cũng chính là dấu mốc bắt đầu cuộc đời lận đận của ông.
Những món ăn sáng ưa thích của người Hà Nội
Thời kỳ lận đận cuối đời
+ Khi làm chủ An Nam tạp chí vào thời kỳ đầu ông chưa quá thiêu thốn về tiền bạc. Tuy nhiên sau đó ông đã túng quẫn và những cuộc đi du lịch thực chất chỉ là các cuộc trốn nợ, giải sầu hoặc cũng có thể tìm người tài trợ cho báo. Đến năm 1931 ông có cuộc bút chiến nổi tiếng với Phan Khôi về luân lý Tống nho.
+ Đến năm 1933 khi phong trào Thơ Mới đang phát triển mạnh thì An Nam tạp chí đã chính thức bị đình bản. Sự kiện này khi đó bị nhiều người thuộc phong trào Thơ Mới đưa ra đùa cợt. Ngay cả Tờ Phong hóa của Tự lực văn đoàn cũng rất hăng hái chê ông. Khi đó ông gần như bị cô độc và tên tuổi của ông gần như bị lui vào dĩ vãng. Và khi đó cuộc sống củ ông nghèo khó lại càng nghèo khó hơn và ông phải chạy vạy người xuôi để kiếm sống.
Khám phá làng gốm Bát Tràng trong 1 ngày
Được tôn vinh và qua đời
+ Những năm cuối của cuộc đời này nhưng ông gần như được quan tâm trở lại. Sau nhiều chiến thắng phe Thơ Mới đã không còn đả kích Tản Đà nữa và họ nhìn nhận một cách khách quan hơn về những gì mà Tản Đà đã cống hiến và xem ông như là một Thánh của làng thơ. Trước đây khi chê ông tới không có chỗ chê thì nay lại hết sức ca ngợi các sáng tác thơ Đường do ông dịch.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
+ Sau này ông dành phần lớn thời gian cho việc dịch thuật với một số sáng tác nổi tiếng. Sau một thời gian chống chọi với bệnh gan ông đã qua đời ở cái tuổi 50. Sau này có nhiều nhà thơ, nhà văn đã có các sáng tác về ông. Đặc biệt trong Thi Nhân Việt Nam Hoài Thanh và Hoài Chân cũng đã tôn ông lên làm chủ súy của hội Tao Đàn và ở những trang đầu tiên. Hay nói cách khác đã đề cao vai trò của ông với tư cách như là một người mở lối cho thi ca Việt Nam vào một giai đoạn tươi đẹp.
Phố bia Tạ Hiện, khu phố không ngủ ở thủ đô Hà Nội
Một số sáng tác của ông
+ Văn:
– Giấc mộng con I (1917)
– Giấc mộng con II (1932)
– Giấc mộng lớn (1932)
– Thề non nước (1922)
– Tản Đà văn tập (1932)
+ Thơ:
– Khối tình con I (1916)
– Khối tình con II (1918)
– Tản Đà xuân sắc (1918)
– Khối tình con III (1932)
+ Kịch:
– Tây Thi (1922)
– Tống biệt (1922)
+ Dịch thuật:
– Liêu trai chí dị (1934)
+ Nghiên cứu:
– Vương Thuý Kiều chú giải (1938)
– Một số bài báo…
Khám phá vẻ đẹp của những ngôi làng cổ ngay gần Hà Nội
Trên đây là các thông tin về nhà thơ Tản Đà mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Các thông tin này sẽ đặc biệt hữu ích và cho bạn một cái nhìn khái quát hơn về nhà thơ. Qua đó chúng ta biết được phong cách sáng tác của nhà thơ nổi tiếng này.
Tin mới
Các tin khác
- Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Tú Mỡ - 14/02/2020 00:38
- Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Thế Lữ - 14/02/2020 00:28
- Cùng du lịch các khu chợ nổi tiếng ở Hà Nội bằng xe buýt 55 - 26/08/2019 02:46
- Thảo nguyên hoa Long Biên nơi sống ảo đang hot của giới trẻ Hà Thành - 09/08/2019 13:40
- Khám phá làng gốm Bát Tràng trong 1 ngày - 08/08/2019 11:24