1
Bạn cần Chợ Du Lịch hỗ trợ gì?

 

Tổng quan về du lịch Lễ Hội và Chùa Chiền và các Tour giá rẻ

Tổng quan về du lịch Lễ Hội và Chùa Chiền và các Tour giá rẻ - 5.0 out of 5 based on 1 vote

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Tổng quan về du lịch Lễ Hội và Chùa Chiền và các Tour giá rẻ 2019Tour du lịch chùa Bái Đính - Tràng An
Tour du lịch Đền Hùng 1 ngày 
Tour du lịch chùa Yên Tử 1 ngày
Tour du lịch chùa Hương 1 ngày
Tour du lịch chùa Tam Chúc 1 ngày 

Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có 2  phần nghi lễ và phần hội

Phần Nghi Lễ 

Đây là những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. 

Nghi thức lễ tế nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.

Tour du lịch chùa Hương 1 ngày

Phần Hội

Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa.

Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi người. Các chàng trai, cô gái đi hội là cái cớ để được gặp nhau, tìm nhau. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên có phong vị tình.

Hội làng người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống rất tiêu biểu cho làng xã nông thôn Việt Nam và truyền thống của người Việt Nam. Tại lễ hội này, người ta thường diễn những sinh hoạt thường niên do nhu cầu tồn tại và phát triển cộng đồng, mặt khác cũng là để cân bằng sinh thái và tâm lý của người lao động nông nghiệp.

Lễ hội cũng có rất nhiều quy mô khác nhau, có hội làng, hội vùng và hội cả nước, nhưng đều phải có một làng làm gốc, là nơi tổ chức. Bởi làng là tổ chức thuần Việt và là cơ cấu gốc của xã hội cổ truyền. Bản sắc dân tộc ở từng làng quy tụ thành bản sắc dân tộc chung của Việt Nam.

Ý nghĩa du lịch của lễ hội

Lễ hội và du lịch luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Những hội làng tưng bừng thuở xưa, cho dù chưa xuất hiện thuật ngữ du lịch, đã luôn hấp dẫn những người tham gia từ các làng khác, vùng khác hay ít nhất cũng là những làng kết chạ hay có quan hệ mật thiết với làng có lễ hội. 

Lễ hội dân gian đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng ngoạn của khách du lịch. Khách du lịch ngày càng tìm đến những lễ hội dân gian nhiều hơn do bản chất của du lịch là tìm đến những gì là mới và lạ để được thưởng ngoạn cảnh đẹp, được khám phá cuộc sống hay những đặc sản địa phương và để vui chơi, giải trí.

Gắn với du lịch, vai trò giải trí của lễ hội dân gian được nâng cao, cả về mặt tinh thần và vật chất, nhưng cao hơn đó là việc giải tỏa về mặt tâm linh cho con người. Sự cân bằng tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống để tạo ra sự bình tâm cho mỗi con người là yếu tố tích cực của lễ hội dân gian

Tour du lịch chùa Tam Chúc 1 ngày 

Các điểm du lịch lễ hội đầu năm 2020 tại Việt Nam

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở Gia Viễn – Ninh Bình. Với kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, mang đậm bản sắc truyền thống, Bái Đính đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình.

Du lịch Chùa Bái Đính

Chùa được xác lập bởi Trung tâm kỷ lục Việt Nam với nhiều kỷ lục như: Khu chùa rộng nhất Việt Nam; hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á; Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam; chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam;… Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội vào mùa xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3.

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần nghi lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, lễ tế thần Cao Sơn, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Đức Thánh Nguyễn, Thần Cao Sơn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ tới khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa,  thăm thú hang động, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Ca trù, Xẩm đất Cố đô

Yên Tử

Khu di tích Yên Tử nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu vực Đông Bắc, đỉnh Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt. Khu danh thắng Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh bao gồm một hệ thống chùa, tháp, am và rừng cây cổ thụ cùng với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần.
Du Lịch Yên Tử
 
Lễ hội Yên Tử được bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Sau phần nghi lễ dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương với hàng vạn người đến chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến lễ hội Yên Tử để thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ, được tách mình khỏi thế giới trần tục. 

 
Chợ Viềng

 Chợ Viềng họp thuộc thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định về đêm, giữa cảnh tranh tối tranh sáng nên người đi chợ phải đến từ xẩm tối, và ra về khi trời cũng đã nhọ mặt người. Chợ mở chính thức vào ngày mồng 8, nhưng ngay từ chiều ngày mồng 7 tháng Giêng đã có rất nhiều người ở khắp các địa phương mang hàng hóa về bày bán.
Chợ Viềng Nam Định
 
Du khách đến với hội chợ Viềng, không thể bỏ qua: đi đền Trình, lễ Đền Phủ Giầy…; mua một món đồ hoặc một cây bán tại chợ; mua đồ nông cụ và một miếng thịt bò… để lấy phước về nhà. Chợ Viềng xuân biểu thị cho nền kinh tế phồn thực của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng
 

Đền bà Chúa Kho

 Đền Bà Chúa Kho ở làng Cô Mễ – một làng ven chân núi kho, nằm bên bờ sông Cầu thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh, thu hút hàng chục ngàn người hành hương tới xin lộc hàng năm. 

Đền bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách thập phương bởi không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị mà còn mang lại tài lộc đầu năm về cho gia đình và người thân các khách phương xa. Hàng năm cứ từ mồng 10 tháng Giêng âm lịch, du khách từ khắp nơi lại lũ lượt đổ về đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh để cầu tài cầu lộc, quan trọng nhất là vay tiền Bà Chúa Kho, mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài

Chùa Hương

Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch, lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất và diễn ra dài nhất trong năm, được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Du Lịch Chùa Hương

Chùa Hương – Nam Thiên Đệ Nhất Động – nơi được phật tử khắp nơi giành ưu tiên tới thăm và lễ bái. Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp…

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Đền Hùng

du lịch Đền Hùng

Mặc dù tới ngày 10/3 mới là ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu của năm mới, như thường lệ hằng năm, du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước đã hành hương về “Đất Tổ”, bái lễ, câu an cho cả năm ở Đền Hùng

Đền Trần 

Nằm trên địa bàn xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, đền Trần là nơi thờ 14 vị vua đời Trần. Những ngày đầu năm mới, khách thập phương kéo về đền Trần rất đông với mong muốn cầu xin một năm mới an lành, con cái học hành thành đạt.

Du lịch Đền Trần

Với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đầu năm đi lễ đền Trần đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa của không ít gia đình. Vào đền thắp nhang cầu xin cho gia đình một năm mới bình an, con cái học hành tấn tới.

Hàng chục ngàn người đổ về Đền Trần để xin ấn chỉ với mong muốn có nhiều may mắn

Đền Trần có ba ngôi: Đền chính để thờ ngai vàng, hai bên hông đền chính là đền thờ 14 vị vua Trần và đền thờ các vương hậu.

Gia đình nào có con em đang học hành thi cử, thế nào cũng phải đến đền Trần, vì tương truyền nếu ai xin được ấn của đền Trần, người đó sẽ học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, con đường công danh được thăng tiến, vẻ vang.

Ngoài ra còn rất nhiều Tour du lịch lễ hội đầu năm khác, Quý khách có nhu cầu đặt Tour vui lòng liên hệ 

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)

Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)

Facebook: https://www.chodulich.com.vn/